Đọc – hiểu là kỹ năng quan trọng trong quá trình con học tiếng anh. Nhiều ba mẹ muốn phát triển khả năng đọc hiểu của con nhưng phần lớn khá chật vật không biết trình độ con đang ở mức độ nào, thiếu sót kỹ năng gì hay cần cải thiện ở điểm nào. Hôm nay, Light Up English giới thiệu ba mẹ về thang đo Barrett (Barrett Taxonomy) – công cụ tuyệt vời hỗ trợ ba mẹ phát triển kỹ năng đọc – hiểu của con.
Mục lục của bài viết
Thang đo Barrett (Barrett Taxonomy) là gì?
Thang đo Barrett là công cụ hỗ trợ giáo viên Nam Phi tìm ra cách để nâng cao kỹ năng đọc hiểu của học sinh. Được phát triển bởi Tiến sĩ Thomas C. Barrett vào năm 1968, thang đo cung cấp cấu trúc giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao. Khi áp dụng thang đo Barrett vào giảng dạy, giáo viên có thể thiết kế lộ trình bài học phù hợp với trình độ học sinh trong lớp, từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn
Các cấp độ của thang đo Barrett (Barrett Taxonomy)
Literal Comprehension (Hiểu trực tiếp)
Đây là cấp độ cơ bản nhất của việc đọc hiểu. Ở cấp độ này, ba mẹ có thể hiểu đơn giản: con đọc và hiểu được chính xác những thông tin được cung cấp trong bài đọc. Khi ba mẹ hỏi chính xác về thông tin bất kì, con có thể tự tìm kiếm thông tin trong bài và trả lời được. Ở cấp độ này, trẻ chỉ cần đọc và hiểu được thông tin rõ ràng, không cần phải suy luận hay liên hệ với các kiến thức khác ngoài bài đọc.
Chẳng hạn: với đoạn truyện “The mother gave her baby a red apple. The baby tried to eat the apple. His mouth was too small. And he didn’t have any teeth. His brother took the apple. His brother ate the apple. The baby cried.”
Câu hỏi phù hợp trong cấp độ này: “What was the mother gave her baby?”
Câu trả lời: “a red apple”
Reorganization (Tái tổ chức thông tin)
Ở cấp độ này, các con có thể vận dụng kỹ năng tự tổng hợp thông tin, sắp xếp logic, phân tích vấn đề… để sắp xếp lại các ý mà con đọc được trong bài. Sau đó, dựa vào các dữ kiện con đã tổng hợp được trong đầu, con có thể kể lại truyện theo ý hiểu của con. Ngoài ra, con cũng có thể phân tích truyện thành các tiến trình khác nhau. Con bắt đầu có sự phân hoá rõ rệt so với cấp độ Literal Comprehension
Ví dụ: Con có thể tóm tắt câu chuyện theo từng bước hoặc kể lại theo cách của mình dựa trên những thông tin chính đã đọc.
Inferential Reading Comprehension (Hiểu ngụ ý)
Ở cấp độ này, con đọc và hiểu được ý nghĩa hay thông tin không trực tiếp hoặc ẩn ý thông qua bài đọc. Đây là cấp độ con bắt đầu vận dụng hiểu biết mình để có để tập trung phân tích nội dung mà con đọc được.
Ví dụ: Nếu một nhân vật trong truyện luôn buồn bã nhưng không nói ra lý do, con có thể suy luận dựa vào tình huống để xác định nguyên nhân khiến nhân vật cảm thấy như vậy.
Evaluation
Ở cấp độ này, ba mẹ có thể hiểu là con đã có thể đọc và hiểu được những ý nghĩa sâu xa hơn, con cũng có thể liên hệ bản thân, đánh giá, phân tích các tình tiết, nhận biết đúng sai dựa vào các trải nghiệm thực tế của bản thân. Con có thể đưa ra các phỏng đoán dựa vào trải nghiệm của bản thân, liên hệ thực tế để hiểu được những gì con đang đọc.
Appreciation (Tự đánh giá)
Đây là cấp độ cao nhất trong thang đọc hiểu. Ở cấp độ này, con có thể rút ra kết luận, bài học sâu sắc. Thậm chí con còn có thể đánh giá về từ ngữ được sử dụng, cảm xúc của nhân vật xuyên suốt câu chuyện, ảnh hưởng của câu chuyện về cảm xúc của con
Ví dụ: Sau khi đọc một câu chuyện cảm động, con có thể chia sẻ cảm nhận của mình về ý nghĩa của câu chuyện và liên hệ với trải nghiệm cá nhân.
Cách Áp Dụng Thang Đo Barrett (Barrett Taxonomy) Trong Việc Phát Triển Kỹ Năng Đọc – Hiểu Cho Con
Xác Định Trình Độ Hiện Tại Của Con
Ba mẹ có thể quan sát cách con phản ứng với bài đọc, đặt câu hỏi phù hợp với từng cấp độ để xem con đang ở đâu trong thang đo kỹ năng đọc – hiểu Barrett (Barrett Taxonomy). Từ đó, ba mẹ hiểu con còn thiếu kỹ năng nào để tập trung cải thiện.

Thiết Kế Hoạt Động Đọc – Hiểu Theo Cấp Độ
Ba mẹ có thể bắt đầu với cấp độ hiện tại của con, sau đó dần dần nâng cấp độ bằng cách đặt câu hỏi mở rộng, khuyến khích con suy luận và phân tích nhiều hơn để con mở rộng khả năng đọc – hiểu.
Ví dụ: Khi đọc một câu chuyện, ban đầu ba mẹ có thể hỏi: “Nhân vật chính đã làm gì?” (Literal Comprehension), rồi tiến tới “Tại sao nhân vật lại quyết định như vậy?” (Inferential Reading Comprehension), và sau đó “Con có đồng ý với quyết định của nhân vật không? Vì sao?” (Appreciation Reading).
Xem thêm: Thang đo Lexile: nâng cao trình độ đọc hiểu tiếng Anh của trẻ
Sử Dụng Nhiều Đa dạng Thể Loại
Để giúp con phát triển toàn diện kỹ năng đọc hiểu, ba mẹ nên cho con đọc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, bài báo, thơ ca, văn bản khoa học,… Đa dạng chủ đề về: khoa học, lịch sử, xã hội, tự nhiên,… Bằng việc cho con tiếp xúc phong phú chủ đề và thể loại, ba mẹ sẽ giúp con phát triển nhiều khía cạnh đọc hiểu khác nhau.
Khuyến Khích Con Viết
Viết là cách hiệu quả để củng cố kỹ năng đọc hiểu. Sau khi đọc một bài viết, ba mẹ có thể khuyến khích con viết hoặc thảo luận về quan điểm của tác giả bằng ý hiểu của mình. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể cho con học đọc bằng cách viết sơ đồ tư duy, bảng phân tích một vấn đề bất kì, flashcard câu hỏi,… để hỗ trợ hoạt động đọc tiếng Anh trở nên sống động, thu hút hơn. Từ đó, con học tập cũng hiệu quả hơn
Xem thêm: Những điều ba mẹ cần biết về Ladder of Reading and Writing (Thang đo đọc viết)
Jolly Phonics – Chương trình tiếng Anh giúp xây dựng nền tảng đọc – hiểu hiệu quả
Jolly Phonics là chương trình dạy học đọc – viết tiếng Anh dựa trên phương pháp Phonics. Chương trình hướng dẫn trẻ mối tương quan giữa chữ cái và âm thanh một cách tự nhiên thông qua đa giác quan: hình ảnh, bài hát, vũ điệu, hoạt động vui chơi,…
Jolly Phonics tập trung hỗ trợ học sinh nhận diện các âm trong tiếng Anh, sau đó ghép âm và đánh vần. Từ đó, con có thể đọc được nhiều từ vựng, thậm chí cả những từ con chưa đọc bao giờ. Tại Light Up English, các bạn học sinh sẽ được hỗ trợ xây dựng nền tảng vững kỹ năng đọc vững chắc qua Decodable Books (Truyện đánh vần). Đồng thời, trong quá trình học đọc, thầy/cô cũng lồng ghép các kiến thức về từ vựng, ngữ cảnh, ngữ nghĩa.. để con phát triển toàn diện kỹ năng đọc – hiểu
Xem thêm: Decodable Books là gì
Kết Luận
Thang đo Barrett là một công cụ tuyệt vời giúp ba mẹ phát triển kỹ năng đọc hiểu cho con một cách có hệ thống. Bằng cách áp dụng từng cấp độ một cách linh hoạt, ba mẹ có thể giúp con không chỉ hiểu nội dung mà còn biết cách suy luận, phân tích và sáng tạo với những gì mình đọc được. Quan trọng nhất, hãy tạo ra một môi trường đọc vui vẻ để con có thể phát triển niềm yêu thích đọc sách từ sớm.
- Trung tâm anh ngữ Light Up
- Hotline: 0929.822.688
- Fanpage: https://www.facebook.com/LightUp86
- Group: https://www.facebook.com/groups/jollyphonicssuekid
- TikTok: https://www.tiktok.com/@jollyphonicsvietnam_
- YouTube: https://www.youtube.com/@lightup86
- Email: Tienganhsuekid@gmail.com