3 Sai lầm phổ biến của ba mẹ khi chọn tài liệu cho con học tiếng Anh

Hành trình học tiếng Anh của trẻ là cả quá trình kiên nhẫn, đòi hỏi sự đồng hành và định hướng đúng đắn từ ba mẹ. Việc lựa chọn tài liệu phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho trẻ. 

Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh vô tình mắc phải những sai lầm phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập của trẻ. Cùng Light Up English tìm hiểu những “lỗ hổng” này và cách khắc phục để mang đến cho trẻ những tài liệu học tập chất lượng nhất.

Những sai lầm phổ biến khi chọn tài liệu tiếng Anh cho trẻ

Tích trữ tài liệu quá nhiều mà không sử dụng

Việc ba mẹ tích trữ hàng tá tài liệu tiếng Anh: sách, ứng dụng, khóa học,… có thể xuất phát từ mong muốn trẻ được tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức phong phú. Việc tích trữ tài liệu không có hệ thống khiến ba mẹ… trẻ bị quá tải thông tin, không biết bắt đầu từ đâu vì không có lộ trình học tập rõ ràng. Thay vì chạy theo số lượng, quan trọng là ba mẹ cần chọn lọc kỹ lưỡng 2-3 tài liệu chất lượng và tập trung khai thác sâu. Điều này giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc với giáo trình một cách chuyên sâu và bài bản hơn.

Không học đúng cách hoặc không duy trì đều đặn

Một sai lầm phổ biến khác là học tiếng Anh một cách nhồi nhét hoặc bỏ dở giữa chừng. Ba mẹ thường có xu hướng “đốt cháy giai đoạn”, ép trẻ học quá nhiều trong một thời gian ngắn, hoặc thấy trẻ tiến bộ chậm liền nản lòng mà bỏ ngang. 

Để việc học tiếng Anh thực sự hiệu quả, ba mẹ cần xây dựng một lộ trình học tập hợp lý, nhất quán và bám sát mục tiêu đã đề ra. Sự kiên trì và đều đặn là chìa khóa để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và bền vững.

Học tiếng Anh là một hành trình dài, không phải đích đến trong ngày một ngày hai. Thay vì ép trẻ học quá nhiều một lúc, Ba mẹ tạo thói quen cho trẻ học đều đặn mỗi ngày một ít, nhưng tập trung vào chất lượng. 

Ba mẹ chia nhỏ thời gian học (15-20 hoặc 30-45 phút), cố định giờ học và kết hợp các hoạt động nghe, nói, đọc, viết, chơi để trẻ không chán và nhớ bài lâu hơn. Ba mẹ cũng cần linh hoạt điều chỉnh thời gian, cho trẻ nghỉ khi mệt và tạo không gian học tập thoải mái, yên tĩnh. 

Chọn tài liệu không phù hợp với độ tuổi và trình độ của trẻ

Chọn tài liệu vượt quá năng lực của trẻ cũng là một lỗi sai mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Chẳng hạn, khi trẻ chỉ mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh, ba mẹ lại cho trẻ tiếp xúc với các giáo trình phức tạp, chứa đựng nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ vựng nâng cao. 

Điều này không chỉ khiến trẻ khó tiếp thu mà còn làm giảm động lực và sự tự tin của trẻ khi học. Giải pháp ở đây là ba mẹ cần dành thời gian đánh giá kỹ năng hiện tại của trẻ, từ đó chọn những tài liệu phù hợp với độ tuổi và trình độ.

Ba mẹ nên chọn tài liệu tiếng Anh như thế nào cho đúng?

Chọn tài liệu tiếng Anh cho trẻ phù hợp từng độ tuổi

Đối với trẻ mầm non (1-5 tuổi)

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường có xu hướng thích thú với những hình ảnh sinh động, âm nhạc vui nhộn và những hoạt động tương tác đơn giản, hơn là các bài học lý thuyết khô khan. Do đó, ba mẹ nên ưu tiên những tài liệu như:

  • Bài hát, bài thơ tiếng Anh vui nhộn trên YouTube.
  • Worksheet đơn giản (online, in màu,…): Các bài tập tô màu, nối hình, tìm đường… rèn luyện kỹ năng vận động tinh.
  • Sách truyện kèm audio (Ví dụ: Razkids, Epic,…) hấp dẫn khơi dậy niềm yêu thích đọc sách ở trẻ.

Đối với trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Khi trẻ bước vào độ tuổi tiểu học, quá trình học tiếng Anh trở nên bài bản và có hệ thống hơn. Lúc này, ba mẹ nên chú trọng đến những loại tài liệu sau:

  • Sách giáo khoa trên lớp (VD: Global Success) hỗ trợ trẻ ôn tập và làm bài tập.
  • Giáo trình bổ trợ như Jolly Phonics, Oxford Phonics World:  phát triển toàn diện các kỹ năng đọc – viết tiếng Anh, từ đó tạo nền tảng để con phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng Anh
  • Xem hoạt hình tiếng Anh, đọc sách truyện đơn giản mở rộng vốn từ vựng và rèn luyện khả năng nghe hiểu.

Chọn tài liệu tiếng Anh dựa trên cá tính và sở thích của trẻ

Mỗi trẻ có một cách học riêng: có trẻ thích thông qua sách vở, hình ảnh; có trẻ thích học thông qua hoạt động, trò chơi,… Vì vậy, ba mẹ không nên ép trẻ theo khuôn mẫu, mà cần quan sát xem trẻ thích hợp với hình thức nào để chọn tài liệu phù hợp. 

Chọn tài liệu theo chủ đề

Thay vì học lan man, ba mẹ nên gom tài liệu theo chủ đề để trẻ dễ dàng liên kết kiến thức và ghi nhớ sâu hơn. Ví dụ, khi học về “động vật”, ba mẹ tìm các bài hát, bài tập tô màu, trò chơi, và truyện tranh liên quan đến chủ đề đó. 

Bắt đầu bằng việc chọn một chủ đề trẻ yêu thích, sau đó ba mẹ tìm các tài liệu liên quan, kết hợp chúng lại với nhau và mở rộng thêm kiến thức khi trẻ đã nắm vững.

Ba mẹ có thể tận dụng tài nguyên miễn phí

Không cần tốn kém, ba mẹ có thể tìm nhiều tài liệu tiếng Anh miễn phí trên mạng:

  • Các trang web giáo dục: Starfall, British Council LearnEnglish Kids…
  • YouTube các video dạy tiếng Anh miễn phí Super Simple Songs, Cocomelon, hoặc Peppa Pig English,…
  • Ba mẹ vào các nhóm phụ huynh có trẻ học tiếng Anh trao đổi tài liệu và kinh nghiệm: Jolly Phonics Việt Nam, 
  • Ba mẹ tải các ứng dụng học tiếng Anh miễn phí trên điện thoại, máy tính bảng: Duolingo, Prep, Jolly Phonics App,…

Xem thêm: Tổng hợp nguồn tài liệu để ba mẹ trau dồi khả năng tiếng Anh

Jolly Phonics – Chương trình học tiếng Anh với tài liệu chuẩn quốc tế

Jolly Phonics không đi theo lối học truyền thống: tập trung vào ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp một cách máy móc. Thay vào đó, chương trình chú trọng rèn luyện cho trẻ phát âm chính xác  bằng cách ghép âm, đánh vần. Từ đó,trẻ có thể tự tin “đọc” những từ mới ngay cả khi chưa  từng nhìn thấy chúng bao giờ.

Điều đặc biệt ở Jolly Phonics là phương pháp học tập đa giác quan. Chương trình kết hợp một cách hài hòa giữa âm thanh, hình ảnh, và vận động, giúp trẻ ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng và lâu dài. 

Quan trọng hơn, Jolly Phonics còn là chương trình có tính hệ thống cao, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Jolly Phonics làm người bạn đồng hành trên hành trình học tiếng Anh của trẻ.

Xem thêm: Phonics, Jolly Phonics – Hướng tiếp cận mới khi học Tiếng Anh

Kết luận 

Lựa chọn tài liệu học tiếng Anh cho trẻ đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và công sức của ba mẹ. Hy vọng rằng, với những thông tin hữu viết trong bài viết này, ba mẹ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về những sai lầm cần tránh và cách chọn tài liệu phù hợp với trẻ. 

Hãy đồng hành cùng trẻ trên hành trình chinh phục tiếng Anh, để trẻ có thể tự tin khám phá thế giới rộng lớn xung quanh mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon đăng ký