Ba mẹ đã bao giờ tự hỏi tại sao một số trẻ học đọc tiếng Anh rất nhanh và dễ dàng, trong khi những trẻ khác lại gặp nhiều khó khăn? Để trả lời cho câu hỏi này, mô hình “Ladder of Reading and Writing” ra đời và chỉ ra lý do của sự phân hóa về khả năng tiếp thu kiến thức giữa các nhóm trẻ khác nhau. Vậy lý do của sự phân hóa này là gì, mời ba mẹ và thầy cô đọc bài viết dưới đây.
1. Ladder of Reading and Writing là gì?
Ladder of Reading (hay còn gọi là Thang đo kỹ năng đọc – viết) là mô hình phân loại khả năng đọc – viết của trẻ được phát triển bởi chuyên gia giáo dục Nancy Young. Mô hình này phân chia trẻ em thành 4 nhóm dựa trên khả năng tiếp thu kiến thức trong việc học đọc – viết tiếng Anh. Thang đo kỹ năng đọc – viết nhấn mạnh mỗi nhóm trẻ sẽ có cách tiếp cận kiến thức và phương pháp học tập khác nhau.
Các cấp độ của Ladder of Reading and Writing
Các cấp độ của thang đọc – viết | Mô tả chi tiết |
Nhóm dễ học đọc (5-10%) | Trẻ có khả năng học đọc một cách tự nhiên, hầu như không cần sự hỗ trợ đặc biệt. |
Nhóm cần hướng dẫn vừa phải (35-40%) | Trẻ học đọc – viết tương đối dễ dàng khi được hướng dẫn các quy tắc cụ thể. Trẻ chỉ cần ít sự hỗ trợ bên ngoài. |
Nhóm cần hướng dẫn bài bản (40-45%) | Trẻ mất nhiều thời gian để học đọc – viết tiếng Anh dù có hỗ trợ từ ba mẹ và thầy cô. Con cần lặp đi lặp lại nhiều lần để nhớ. |
Nhóm cần hỗ trợ chuyên sâu (10-15%) | Trẻ thuộc nhóm này gặp khó khăn đáng kể trong việc học đọc, cần sự hỗ trợ thường xuyên. |

2. Làm thế nào để xác định con đang ở nhóm nào trong Ladder of Reading and Writing?
Xác định cấp độ của trẻ trong Ladder of Reading là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng, đây là tiền đề giúp ba mẹ hiểu rõ năng lực hiện tại của con để có những phương pháp phù hợp. Dưới đây là các cách giúp cha mẹ xác định trình độ của trẻ:
a. Quan sát quá trình học đọc – viết tiếng Anh của trẻ
Trẻ có dễ dàng nhận biết chữ cái và âm thanh hay không? Trẻ có khả năng tự đọc các từ cơ bản mà không cần nhiều hướng dẫn không? Trẻ có khả năng tự phân tích logic khi học hay không? Nếu trẻ dễ dàng nắm bắt những điều này, rất có thể con thuộc nhóm dễ dàng học đọc. Còn nếu không, chắc
b. Thực hiện các bài kiểm tra nhỏ tại nhà
Ba mẹ có thể tự kiểm tra kỹ năng đọc của trẻ bằng cách yêu cầu con đọc những đoạn văn ngắn. Sau đó ba mẹ hãy cho con một số bài tập trả lời câu hỏi ngắn sau khi đọc xong và quan sát mức độ lưu loát và khả năng hiểu nội dung của trẻ. Ba mẹ nên cùng con luyện tập hàng ngày bài đọc và bài tập trả lời câu hỏi, sau đó lấy kết quả trung bình các câu trả lời đúng của con để xác định trình độ của con trên thang đọc – viết. Ba mẹ đừng quên tạo tâm lý thoải mái cho con khi học, tránh tình trạng con sợ học đọc.
c. Tham khảo ý kiến từ giáo viên dạy con
Phần lớn ba mẹ không có thời gian để đồng hành cùng con học tập, chính vì thế trở ngại lớn nhất của ba mẹ luôn nằm ở thời gian. Ba mẹ có thể tham khảo một người luôn bên cạnh con trong quá trình học tập: giáo viên tiếng Anh trên lớp hay gia sư đang kèm cặp cho con để hiểu hơn trình độ của con.
3. Tại sao ba mẹ nên biết đến Ladder of Reading and Writing?
Ladder of Reading and Writing (Thang đo kỹ năng đọc – viết) có thể hỗ trợ ba mẹ đồng hành cùng con học đọc – viết tiếng Anh một cách thuận lợi hơn. Mô hình này có thể giúp ba mẹ:
a. Đồng hành cùng con hiệu quả hơn
Khi ba mẹ hiểu rõ trình độ của con ở đâu, con đang thiếu sót phần nào, ba mẹ sẽ biết nên bù đắp những kiến thức nào, đồng thời điều chỉnh cách học cùng con cho phù hợp. Khi đó, trẻ sẽ có hứng thú học tập và tiến bộ nhanh hơn hơn trong hành trình học đọc – viết.
b. Hiểu được trình độ của trẻ
Khi hiểu được những quy tắc trên thang đo kỹ năng đọc – viết, ba mẹ có thêm dữ kiện để tự phân loại trình độ học tập của con. Bằng cách quan sát tần suất hướng dẫn học tập, khả năng tiếp thu, khả năng gợi nhớ kiến thức,… Ba mẹ có thể xác định trình độ của con thuộc nhóm trẻ nào trên thang đọc – viết.
Chẳng hạn: các bạn ở nhóm dễ dàng học đọc (5-10%) thường yêu thích tiếng Anh, khả năng ghi nhớ kiến thức tốt, nhận diện âm tốt, suy nghĩ logic, biết phân tích mối tương quan giữa cách viết và âm để đọc cũng như viết. Ở các nhóm còn lại, các khả năng trên suy giảm dần theo thứ tự nhóm trên thang đọc – viết
c. Chọn đúng phương pháp hỗ trợ
Mỗi nhóm trẻ sẽ có một cách tiếp nhận và phương pháp học tập khác nhau. Sau khi hiểu được con thuộc nhóm trẻ nào trên thang kỹ năng đọc – viết. Ba mẹ cần cho con học tập theo phương pháp và cách đồng hành phù hợp để con phát triển tối đa khả năng đọc – viết tiếng Anh.
Chẳng hạn: một số học sinh đọc ko chính xác do không có khả năng nghe nhiều âm cùng lúc thì ba mẹ nên hỗ trợ con học từng nhóm âm. Nếu con không có khả năng logic: tự phân tích mối tương quan giữa các kiến thức thì ba mẹ có thể hướng dẫn con cách tư duy và luyện tập nhiều lần. Đối với những trẻ thiếu khả năng này, các con cần phương pháp học đọc viết bài bản và rõ ràng thì con mới có thể đọc và ghi nhớ từ vựng được, đó chính là phương pháp Phonics.
3. Phonics – Hướng tiếp cận mới giúp con đọc – viết tiếng Anh hiệu quả
Phonics là phương pháp học đọc-viết tiếng Anh của người bản ngữ. Trẻ sẽ được học cách phát âm từng âm và ghép các âm lại với nhau để tạo thành từ. Nhờ vậy, trẻ có thể đọc-viết tự lập, kể cả những từ mới mà con chưa từng gặp trước đây.
Tại Light Up English các con sẽ được học tiếng Anh bằng phương pháp này thông qua chương trình Jolly Phonics , trẻ không cần phải học thuộc từng từ một, giảm thiểu sự phụ thuộc vào trí nhớ và khả năng nghe, đọc lại (học vẹt). Đây là chương trình hiệu quả cho các trẻ học tiếng Anh từ sớm, đặc biệt là những bé gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống.
Jolly Phonics mang lại nhiều lợi ích cho trẻ
Kết luận
Mô hình Ladder of Reading and Writing có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về khả năng học đọc – viết của con. Bên cạnh đó, mô hình này cũng cung cấp định hướng trong việc chọn lựa phương pháp giáo dục phù hợp. Dù con thuộc bất kỳ nhóm nào trong thang đo, ba mẹ nên đồng hành, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển kỹ năng đọc – viết tiếng Anh.
- Trung tâm anh ngữ Light Up
- Hotline: 0929.822.688
- Fanpage: https://www.facebook.com/LightUp86
- Group: https://www.facebook.com/groups/jollyphonicssuekid
- TikTok: https://www.tiktok.com/@jollyphonicsvietnam_
- YouTube: https://www.youtube.com/@lightup86
- Email: Tienganhsuekid@gmail.com