Trong lịch sử giáo dục, cuộc tranh luận về phương pháp đọc viết nào là hiệu quả nhất đã kéo dài qua nhiều thập kỷ, được gọi là “Reading War”. Cuộc chiến này xoay quanh hai phương pháp chính đó là: Phonics và Whole Language. Mỗi phương pháp lại có cách tiếp cận khác biệt và mang những ưu điểm riêng. Việc hiểu rõ về hai phương pháp này là cơ sở để đưa ra cách học đọc-viết phù hợp nhất cho trẻ.
Mục lục của bài viết
Tổng quan về Phonics (Ngữ âm)
Đây là phương pháp dạy trẻ học đọc-viết thông qua việc hiểu mối liên hệ giữa chữ cái và âm thanh mà các chữ cái tạo ra. Phonics dạy trẻ cách tự “giải mã” từ mới bằng cách nhận diện từng âm trong từ và và ghép các âm với nhau để tạo thành từ hoàn chỉnh. Ví dụ, khi trẻ học từ “cat,” trẻ sẽ nhận ra từng âm “cờ”, “a”, “tờ” và ghép chúng lại để tạo thành từ.
Điều này giúp trẻ có thể đọc được cả những từ chưa từng gặp trước đây. Phương pháp này đặc biệt hữu ích với trẻ mới bắt đầu học đọc, những trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng hoặc mắc chứng khó học (dyslexia). Tuy nhiên, cần có hướng tiếp cận phù hợp vì trẻ có thể cảm thấy cách học này hơi nhàm chán nếu không được lồng ghép vào các hoạt động vui nhộn và hấp dẫn.
Tổng quan về Whole Language (Phương pháp chụp chữ)
Whole Language, còn gọi là phương pháp “chụp chữ”, dạy trẻ học đọc-viết bằng cách ghi nhớ cả một từ và mặt chữ. Trẻ thường được học qua việc nghe giáo viên đọc mẫu, nhại theo và ghi nhớ cách viết của các từ quen thuộc. Phương pháp này chính là cách mà nhiều thế hệ học sinh từng học ngày xưa: nhìn mặt chữ, đọc theo mẫu và nhớ cách viết.
Mặc dù phương pháp này giúp trẻ nhận diện nhanh các từ thông dụng và tạo cảm giác học tự nhiên nhưng nó vẫn có hạn chế lớn. Trẻ chỉ nhớ được những từ đã học còn khi gặp từ mới hoặc từ khó, trẻ sẽ không biết cách đọc-viết. Điều này khiến Whole Language thường bị gọi là cách học “học vẹt”, thiếu nền tảng để trẻ tự đọc và viết các từ không quen thuộc.
Xem thêm: Trẻ học tiếng Anh bài bản, có hệ thống là như thế nào?
Lịch sử cuộc tranh luận giữa Phonics và Whole Language
Nguồn gốc của cuộc tranh cãi giữa Phonics và Whole Language bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19. Horace Mann, một nhà cải cách giáo dục người Mỹ phản đối Phonics. Ông cho rằng trẻ em nên học nhận diện từ và phát triển niềm yêu thích đọc sách trước khi tìm hiểu về Phonics. Quan điểm này đã thúc đẩy Cuộc chiến đọc (Reading War), một cuộc tranh cãi kéo dài về đâu mới là phương pháp học đọc-viết hiệu quả.
Mặc dù có nhiều bằng chứng ủng hộ Phonics, những người ủng hộ phương pháp Whole Language vẫn cho rằng việc học đọc là một quá trình tự nhiên và phương pháp Phonics là không cần thiết. Cho đến năm 1950, Rudolf Flesch đã xuất bản cuốn sách “Why Johnny Can’t Read” (Tạm dịch: Tại sao Johnny không thể đọc). Trong đó, ông chỉ ra những hạn chế của các phương pháp Whole Language và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quay lại với phương pháp Phonics.
Vào những năm 1960, Jeanne Chall đã xuất bản cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn là “Learning to Read: The Great Debate” (Tạm dịch: Việc học đọc: Cuộc tranh luận lớn). Trong đó, bà kết luận rằng Phonics vượt trội hơn hẳn so với Whole Language. Điều này đã tạo tiền đề cho báo cáo của National Reading Panel vào năm 2000, nêu ra năm yếu tố thiết yếu trong việc học đọc: nhận diện âm, ngữ âm, từ vựng, lưu loát và đọc hiểu. Hiện nay, Phonics được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Phương pháp này liên tục được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng học khác nhau. Nhiều chương trình về Phonics nổi tiếng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và phát triển, chẳng hạn như Jolly Phonics, Oxford Phonics World, Letters and Sounds, Hooked on Phonics và Abeka. Những chương trình này không chỉ hỗ trợ hiệu quả việc học đọc-viết mà còn giúp người học xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc từ sớm.
Xem thêm: Các chương trình dạy học Phonics phổ biến nhất
So sánh Phonics và Whole Language
Phonics | Whole Language | |
Cách tiếp cận | Từ dưới lên (bottom-up), tức là người học bắt đầu bằng việc học âm của các chữ cái, rồi ghép chúng lại để tạo thành từ. | Từ trên xuống (top-down), nghĩa là người học bắt đầu với các từ hoàn chỉnh (được ghi nhớ hoặc nhận diện thông qua hình ảnh, ngữ cảnh). |
Phương pháp học | Người học học cách nhận diện âm, ghép âm lại để tạo thành từ, và hiểu các quy tắc đánh vần. | Người học đọc các cuốn sách chứa các từ quen thuộc và đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh. |
Lợi ích | – Giúp người học dễ dàng đọc những từ chưa gặp bao giờ, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng đọc và viết.
– Phương pháp này hỗ trợ người học học đọc dễ dàng, có hệ thống và có thể áp dụng cho bất kỳ ngôn ngữ nào có quy tắc âm học rõ ràng. |
– Khuyến khích người học phát triển khả năng hiểu ngữ cảnh và làm quen với các từ qua việc nhận diện và nhớ mặt từ.
– Tuy nhiên, phương pháp này không chú trọng vào việc học âm, người học có thể gặp khó khăn với những từ mới hoặc từ không thường xuyên gặp. |
Ứng dụng | Phonics thường được dùng để dạy trẻ học đọc từ sớm và được các nghiên cứu khoa học ủng hộ. | Whole Language từng rất phổ biến trong khoảng những năm 1980-2000 nhưng sau đó ít được áp dụng vì không cung cấp cho người học nền tảng cơ bản. |
Kết quả của Reading War
Phonics được đánh giá là hướng đi mới, ưu việt và hiệu quả hơn trong việc học đọc-viết:
- Tính khoa học và hệ thống: Phonics dựa trên cơ sở khoa học, dạy trẻ cách nhận biết và kết hợp âm thanh với các chữ cái một cách có hệ thống.
- Phát triển kỹ năng đọc-viết: Phonics giúp xây nền tảng vững chắc, trẻ có thể nhìn là đọc, nghe là viết khoảng 80% từ vựng tiếng Anh, kể cả những từ chưa gặp trước đó. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ việc đọc mà còn giúp người học cải thiện kỹ năng viết và chính tả.
Jolly Phonics – Chương trình dạy-học Phonics ưu việt
Có nhiều chương trình dạy-học Phonics khác nhau, Jolly Phonics là một chương trình dạy đọc-viết Tiếng Anh nổi trội đến từ Anh Quốc.
Jolly Phonics được ra đời phát triển trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến Reading War. Và kết quả là Jolly Phonics được đưa vào giảng dạy tại 70% các trường tiểu học tại Anh và lan tỏa đến 150 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Chương trình tập trung dạy cách đọc-viết của 42 âm trong tiếng Anh, khuyến khích trẻ học từng âm một cách có hệ thống và dạy trẻ các quy tắc ghép âm, đánh vần thông qua đa giác quan.
Jolly Phonics kết hợp các bài hát, câu chuyện và hoạt động thực hành vui nhộn, giúp trẻ vừa học vừa chơi. Chương trình này rất hiệu quả với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé mầm non và tiểu học, giúp các em xây dựng nền tảng đọc – viết vững chắc từ sớm.
Xem thêm: Phonics, Jolly Phonics – Hướng tiếp cận mới khi học Tiếng Anh
Kết luận
Phonics và Whole Language đều mang những giá trị nhất định trong việc dạy học đọc và viết, nhưng mỗi phương pháp lại phù hợp với những mục tiêu và đối tượng khác nhau. Phonics, với nền tảng khoa học vững chắc và tính hệ thống, đã được chứng minh là hiệu quả trong việc xây dựng kỹ năng đọc viết, đặc biệt với trẻ mới bắt đầu hoặc gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ. Trong khi đó, Whole Language nhấn mạnh sự tự nhiên và sáng tạo khi học, nhưng lại thiếu cơ sở hệ thống để trang bị nền tảng vững chắc cho người học. Phương pháp Phonics và chương trình Jolly Phonics là hướng đi mới, không chỉ giúp trẻ học đọc viết mà còn mở ra cánh cửa tri thức và phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện.
Đăng ký học và trải nghiệm miễn phí ngay hôm nay!
- Trung tâm anh ngữ Light Up
- Hotline: 0929.822.688
- Fanpage: https://www.facebook.
com/LightUp86 - Group: https://www.facebook.
com/groups/jollyphonicssuekid - TikTok: https://www.tiktok.com/@jollyphonicsvietnam_
- YouTube: https://www.youtube.com/@lightup86
- Email: Tienganhsuekid@gmail.
com