Mặc dù các bậc phụ huynh đầu tư mạnh vào việc học tiếng Anh, với vô số trung tâm và lớp học, kết quả học tập của các con vẫn chưa thực sự khả quan. Hàng năm, vẫn có rất nhiều em gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này?
Mục lục của bài viết
Nghịch lý trong chương trình giảng dạy
Học viết trước, học nói sau
Trong nhiều năm qua, chương trình dạy tiếng Anh tại Việt Nam tập trung vào từ vựng, ngữ pháp và có phần xem nhẹ ngữ âm (tức là học về âm và chữ cái). Điều này khiến trẻ phải học vẹt, ghi nhớ cách viết của từng chữ. Cách học từ ngọn này này dẫn đến tình trạng học trước quên sau và không thể chủ động áp dụng kiến thức tương tự.
Cách học thuận tự nhiên là trẻ nghe và quan sát rồi bi bô bắt chước những âm thanh này. Khi đã nghe đủ, xem đủ, trẻ mới có thể nhận thức và bắt đầu học chữ ở tuổi lên 5, lên 6. Dù tiếng Anh hay tiếng Việt, tiếp xúc với âm thanh, tiếng nói chính là học từ bản chất của ngôn ngữ. Trẻ học theo lộ trình này sẽ tiếp thu dễ dàng và hiệu quả hơn hẳn.
Muốn con học tiếng Anh nhàn hơn, chủ động hơn, ba mẹ hãy cho con tiếp xúc với Phonics (học về âm và chữ cái Tiếng Anh). Đây là cách học từ gốc bắt đầu với 2 đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên ngôn ngữ. Nắm vững âm và chữ cái sẽ giúp trẻ có nền tảng vững chắc để dễ dàng học hỏi kiến thức sau này.
Xem thêm: 3 “nỗi đau” khi học tiếng Anh phương pháp truyền thống
Giỏi lý thuyết, kém thực hành
Tiếng Anh là chìa khóa giao tiếp người nước ngoài, lĩnh hội tri thức quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mới. Để đạt được điều này, trẻ cần phát âm chuẩn và có khả năng giao tiếp với người bản xứ. Thế nhưng, chương trình dạy-học tiếng Anh truyền thống ở Việt Nam lại thiếu môi trường luyện tập. Dù trẻ giỏi ngữ pháp, am hiểu từ vựng nhưng ít áp dụng thực tế khiến khả năng giao tiếp bị hạn chế nhiều. Các con dần bị tự ti, sợ giao tiếp. Ngoài ra, kiểu học vẹt cô đọc trò nhại theo khiến học sinh vô cùng thụ động. Chỉ khi dạy mới biết cách đọc, không thể tự nhìn vào từ mới mà phát âm được.
Do đó, trẻ em rất cần sự đồng hành của ba mẹ trong chặng đường học tập này. Phụ huynh có thể sử dụng những phương pháp sau để hỗ trợ con một cách tối ưu nhất:
- Nói chuyện tiếng Anh với trẻ: Đây là phương án tốt nhất để kích thích hứng thú và tăng khả năng nghe nói của trẻ.
- Cho trẻ giao tiếp với người nước ngoài: Hoạt động này giúp trẻ loại bỏ rào cản giao tiếp, không còn tự ti hay rủ rè khi nói chuyện với người bản xứ.
- Cho bé xem chương trình tiếng Anh theo độ tuổi: Củng cố vững kiến thức trẻ học trên lớp. Giúp trẻ đọc, nói chính xác hơn.
Xem thêm: Tổng hợp các kênh nghe xem tự nhiên cho trẻ
Giáo viên nước ngoài chưa đạt chuẩn
Nhiều phụ huynh tin rằng giáo viên nước ngoài là một đảm bảo cho chất lượng giáo dục tiếng Anh tại các trung tâm. Vì nhu cầu học tiếng Anh với người bản ngữ ngày càng tăng, nhiều trung tâm đã tuyển dụng giáo viên nước ngoài mà chưa đảm bảo được chất lượng. Một số giáo viên không nói tiếng Anh thật sự chuẩn, hoặc họ nói tốt nhưng lại không có đủ kỹ năng và phương pháp sư phạm để giảng dạy hiệu quả cho trẻ.
Điều này dẫn đến việc trẻ có thể học sai từ đầu, và khi đã quen với những lỗi sai, việc sửa lại rất khó khăn. Nếu không khắc phục kịp thời, trẻ có thể mất hứng thú học tập và cảm thấy chán nản với tiếng Anh. Cuối cùng, phụ huynh có thể phải tốn thêm nhiều công sức và chi phí để khắc phục những hậu quả này, điều này ảnh hưởng đến cả quá trình học tập và tâm lý của con.
Xem thêm: Học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài: Hiệu quả hay lãng phí?
Cho học nhưng không cho sai
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh truyền thống tại Việt Nam thường tập trung quá mức vào ngữ pháp lý thuyết, khiến học sinh dễ rơi vào tình trạng “sợ sai”. Áp lực về điểm số và sự cầu toàn về ngữ pháp chính xác đã hạn chế khả năng giao tiếp tự do của học sinh. Phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ thông qua các hoạt động giao tiếp thực tế như trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh. Việc tạo điều kiện cho trẻ tự tin thể hiện bản thân, ngay cả khi mắc lỗi, sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng.
Trẻ học tiếng Anh sao cho thuận?
Để con học tiếng Anh theo đúng lộ trình tự nhiên, ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc sớm với tiếng Anh và xây dựng nền tảng ngữ âm (học về âm và chữ cái) vững chắc trước. Trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua môi trường sống và phương pháp giảng dạy đặc biệt, sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện và bền vững.
80% từ vựng Tiếng Anh có thể được ghép âm đánh vần. Nếu các con biết cách ghép âm, đánh vần Tiếng Anh, con sẽ đọc được rất nhiều từ mới mà không cần phải học thuộc lòng từng chữ một. Nhờ cách này, trẻ chỉ cần 1/10 thời gian học từ vựng so với phương pháp truyền thống. Từ đó, các em có thể chủ động và hiệu quả hơn trong việc học tập và khám phá tri thức.
Jolly Phonics là chương trình dạy đọc-viết Tiếng Anh đã được chứng minh hiệu quả vượt trội. Jolly Phonics đã có mặt trên 150 quốc gia và được hàng triệu giáo viên, học sinh sử dụng. Trẻ được tiếp cận với ngữ âm ngay từ khi còn nhỏ, thông qua các hoạt động vui chơi, bài hát, truyện tranh và trò chơi ngôn ngữ qua đa giác quan:
- Ngôn ngữ cơ thể: Trẻ nhập vai và mô phỏng hoạt động thường nhật để ghi nhớ cách đọc và cách viết của âm.
- Mắt: nhìn hình ảnh, vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
- Tai: nghe những giai điệu, bài hát “diệu kỳ” (magic song) – Trẻ nghe một lần và hát được theo giáo viên.
- Miệng: phát âm chính xác từng âm theo khẩu hình.
Xem thêm: Jolly Phonics – hướng tiếp cận mới khi học tiếng Anh
Kết Luận
Ngữ âm (Phonics) là mảnh ghép quan trọng trong việc học tiếng Anh và cần được dạy-học một cách bài bản, khoa học. Dù môi trường tiếng Anh ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót, nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể định hướng sớm cho trẻ theo cách đúng đắn. Một khi đã vững kiến thức nền, trẻ sẽ tự học đúng, học chuẩn ở bất cứ nơi đâu.
- Trung tâm anh ngữ Light Up
- Hotline: 0929.822.688
- Fanpage: https://www.facebook.
com/LightUp86 - Group: https://www.facebook.
com/groups/jollyphonicssuekid - TikTok: https://www.tiktok.com/@jollyphonicsvietnam_
- YouTube: https://www.youtube.com/@lightup86
- Email: Tienganhsuekid@gmail.
com