Nghe chủ động và nghe thụ động trong học Tiếng Anh

Trong quá trình học tiếng Anh, kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, làm sao để con tiếp thu hiệu quả mà không bị nhàm chán? Kết hợp nghe chủ động và nghe thụ động là chìa khóa giúp trẻ tiếp cận tiếng Anh một cách toàn diện. Hãy cùng khám phá cách áp dụng trong bài viết dưới đây để giúp con học tốt hơn và hứng thú hơn ba mẹ nhé.

Nghe chủ động là gì?

Nghe chủ động là quá trình mà trẻ lắng nghe một cách tập trung và có ý thức để hiểu rõ những gì được nói. Khác với việc chỉ nghe qua loa mà không cần hiểu sâu (nghe thụ động), nghe chủ động yêu cầu trẻ phải thực sự chú ý, tư duyphản hồi lại thông tin. Điều này giúp trẻ không chỉ tiếp thu âm thanh mà còn hiểu được ý nghĩa của từ ngữ và câu nói, đồng thời phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.

Ưu điểm của nghe thụ động Nhược điểm của nghe thụ động
  • Hiểu bài sâu hơn: Khi trẻ tập trung nghe, não bộ sẽ xử lý thông tin hiệu quả hơn. Trẻ dễ dàng nhận ra các từ vựng quen thuộc và hiểu được ngữ cảnh của câu chuyện hoặc bài học.
    • Tăng cường khả năng ghi nhớ: Việc tập trung lắng nghe giúp trẻ ghi nhớ thông tin lâu hơn và chính xác hơn.
    • Rèn luyện tính kiên nhẫn: Việc tập trung lắng nghe giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng kiểm soát cảm xúc.
  • Nghe chép chính tả: đây là cách thức cực kỳ hiệu quả thì muốn nâng trình độ nghe. Ba mẹ nên chọn các nguồn video phù hợp trên youtube. Ban đầu ba mẹ hãy khuyến khích trẻ xem video để hiểu trước, sau đó mới tắt hình để con nghe tiếng và luyện chép chính tả.
  • Đòi hỏi sự tập trung cao độ: Nghe chủ động yêu cầu trẻ phải duy trì sự tập trung trong suốt quá trình nghe, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi hoặc mất kiên nhẫn nếu thời gian lắng nghe quá dài hoặc nội dung quá phức tạp.
  • Cần có sự hướng dẫn của phụ huynh hoặc giáo viên: Phụ huynh hoặc giáo viên cần hỗ trợ bằng cách giải thích những từ khó, hỏi thêm các câu hỏi để kiểm tra sự hiểu biết, và khuyến khích trẻ phản hồi lại nội dung đã nghe. Nếu không có sự hỗ trợ này, trẻ có thể không biết cách tiếp tục hoặc dễ bị lúng túng, không hiểu rõ những gì mình đang nghe.

Nghe thụ động là gì?

Trái ngược với nghe chủ động, nghe thụ động là phương pháp nghe mà người học không cần phải tập trung tuyệt đối vào nội dung nghe. Điều này có nghĩa là trẻ có thể nghe tiếng Anh trong khi thực hiện các hoạt động khác.

Ưu điểm của nghe thụ động Nhược điểm của nghe thụ động
  • Làm quen tự nhiên với ngôn ngữ mới: Giống như một em bé sơ sinh làm quen với tiếng mẹ đẻ, việc nghe thụ động giúp trẻ tiếp xúc với âm thanh, ngữ điệu của một ngôn ngữ mới một cách tự nhiên, không gượng ép.
  • Môi trường học tập thoải mái, không áp lực: Khi nghe, trẻ sẽ tiếp thu được nhiều từ mới, cấu trúc câu mới mà không cần phải cố gắng học thuộc lòng.
  • Tăng hứng thú học tập: Việc được nghe thụ động những câu chuyện, bài hát thú vị sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc học ngôn ngữ.
  • Thiếu sự tương tác: Nghe thụ động chỉ là một chiều, trẻ ít có cơ hội để thực hành nói, viết.
  • Thiếu sự tập trung: Mặc dù nghe thụ động giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ, nhưng trẻ có thể không hiểu rõ nghĩa của từ và cấu trúc ngữ pháp

Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp nghe xem theo lộ trình tự nhiên, đâu là giải pháp từ gốc cho trẻ?

Kết hợp nghe chủ động và thụ động để học tiếng Anh hiệu quả

Luyện nghe thường xuyên để trẻ quen đôi tai từ đó tăng phản xạ
Kết hợp nghe chủ động và thụ động để trẻ quen đôi tai từ đó tăng phản xạ nghe Tiếng Anh

Nghe chủ động giúp trẻ hiểu rõ nội dung, phát triển khả năng tư duy và phản xạ nhanh. Trong khi đó, nghe thụ động giúp trẻ quen thuộc với âm điệu, nhịp điệu và từ vựng của tiếng Anh, tạo điều kiện cho việc tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên. Việc kết hợp cả nghe chủ động và nghe thụ động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình học tiếng Anh của trẻ. Gợi ý cách kết hợp cả hai phương pháp:

  • Xác định thời gian: Dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày cho việc nghe chủ động, ví dụ như 15-20 phút vào buổi sáng hoặc tối, khi trẻ có khả năng tập trung cao nhất.
  • Nghe thụ động linh hoạt: Cho trẻ tiếp xúc với các nội dung tiếng Anh thụ động trong lúc chơi, trước khi đi ngủ, hoặc trong các hoạt động hàng ngày như khi ăn sáng hoặc làm việc nhà.
  • Sử dụng tài liệu phong phú: Chọn lựa các tài liệu nghe đa dạng, từ các bài hát, câu chuyện, cho đến video hoạt hình và trò chơi tiếng Anh. Điều này không chỉ giúp trẻ hứng thú mà còn phong phú về ngữ cảnh và từ vựng.

Xem thêm: Tổng hợp các kênh nghe xem tự nhiên về Phonics cho trẻ (Updating)

Kết hợp chương trình Jolly Phonics trong việc luyện nghe tiếng Anh

Chương trình Jolly Phonics mang đến cho trẻ cơ hội khám phá tiếng Anh một cách tự nhiên và sinh động thông qua đa giác quan. Jolly Phonics trang bị cho các em một kỹ năng quan trọng đó là “nhận diện âm” – đặc biệt hữu ích trong việc nghe hiểu và đọc – viết. Bởi vì trẻ sẽ được nghe và học từng âm nên nhờ đó sẽ biết cách phát âm chuẩn xác hơn. Từ đó, việc nghe hiểu tiếng Anh trở nên tự nhiên, gần gũi. Dù có giỏi ngữ pháp và từ vựng, nhưng trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc nghe hiểu là do thiếu kỹ năng nhận diện âm. Jolly Phonics sẽ giúp việc học đọc-viết Tiếng Anh gần gũi như việc học Tiếng Việt ở tiền tiểu học. Từ đó, trẻ có nền tảng vững chắc để làm chủ ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2. 

Xem thêm: Kỹ năng nhận diện âm là gì? Làm sao để có kỹ năng này?

Lời kết

Việc kết hợp nghe chủ động và thụ động là một trong những bí quyết giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả. Bằng cách áp dụng linh hoạt hai phương pháp này, phụ huynh có thể tạo ra một môi trường học tập tiếng Anh phong phú và thú vị cho trẻ. Ngoài ra, để tối ưu hóa quá trình học tập, ba mẹ hãy giúp trẻ được học chương trình Jolly Phonics – hướng tiếp cận mới giúp xây nền tảng Tiếng Anh vững chắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon đăng ký