3 “nỗi đau” của trẻ khi học Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống

Việc học Tiếng Anh của trẻ là luôn là việc được các phụ huynh quan tâm và đầu tư. Có rất nhiều cải tiến trong việc dạy và học Tiếng Anh cho trẻ. Các con được tham gia các hoạt động, trải nghiệm giúp tăng khả năng tự tin, phản xạ .Tuy nhiên, trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Anh theo phương pháp học truyền thống. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn 3 “nỗi đau” này và sự ảnh hưởng của những vấn đề này đến khả năng Nghe – Nói – Đọc – Viết tự lập của con. Cũng như tìm hiểu hướng tiếp cận mới đang là xu hướng – chương trình Jolly Phonics.

Ba vấn đề nhức nhối của phương pháp học Tiếng Anh truyền thống là:

– Phát âm: không chính xác, thiếu tự tin.

– Đọc: Chỉ đọc được những từ đã học và còn nhớ. Từ tương tự con cũng không đọc được.

– Viết: Mất nhiều thời gian để nhớ cách viết nhưng rất nhanh quên.

Phát âm không chính xác, thiếu tự tin

Thực trạng và ảnh hưởng

Thực trạng

Ảnh hưởng

– Có những bạn nhỏ khi nghe 1 từ, con nói lại chính xác và phát âm rất hay. 

– Bên cạnh đó, có những bạn phát âm mãi mà không chính xác và phải luyện tập rất nhiều

+ Nghe không rõ dẫn đến nói không chuẩn

+ Không tự tin

+ Sửa cách đọc nhiều lần khiến con mệt mỏi, nản chí

– Con thường quên âm cuối

– Con không phân biệt được các âm gần giống nhau. VD: âm /i/, /i:/

– Con đọc bị thiếu âm, dính âm. VD: “fantastic” con đọc thành “fantatic”

Nguyên nhân cốt lõi

– Khả năng nghe của mỗi trẻ là khác nhau. Vì thế mà trong một lớp: có trẻ nghe là bắt chước được ngay. Nhưng có trẻ cần phải sửa lại nhiều lần. Trẻ không nghe và nhại lại phát âm của giáo viên được. Vì khả năng nghe của con không nhạy. Do đó cần thay đổi phương pháp giảng dạy: chia nhỏ các âm trong từ và dạy trẻ ghép âm, nhận diện âm. 

– Thêm vào đó, khả năng nghe của con giảm dần theo thời gian. Con càng lớn càng không còn nhạy bén với âm thanh như trước. Chưa hết, trẻ càng lớn càng khó sửa phát âm vì thói quen đã tồn tại quá lâu.

Chỉ đọc được những từ đã học và còn nhớ – rất nhanh quên

Thực trạng và ảnh hưởng

Thực trạng Ảnh hưởng
– Con chỉ biết đọc những từ thầy cô giáo dạy + Học trước quên sau

+ Không có thói quen, niềm yêu thích đọc

 

– Những từ tương tự con cũng không biết cách đọc dù rất dễ. Ví dụ, con đọc được từ “rat” nhưng không đọc được từ “rot”
– Dễ quên cách đọc nếu không luyện tập thường xuyên

Nguyên nhân cốt lõi 

– Việc học đọc đang phụ thuộc hoàn toàn vào trí nhớ ngắn hạn. Theo cơ chế lọc của não bộ, những gì không sử dụng thường xuyên sẽ bị lọc đi để nhường chỗ cho các thông tin mới. Thêm vào đó, nhiều trẻ không biết cách tự gợi nhớ bằng hình ảnh, âm thanh quen thuộc. 

– Việc luyện tập của trẻ không đủ và sâu để thông tin đi vào trí nhớ dài hạn thì con sẽ rất nhanh quên từ đó. Ba mẹ, thầy cô có học giỏi tiếng Anh đến mấy cũng sẽ quên phát âm của rất nhiều từ hoặc không tự tin về phát âm.

Nhanh quên cách viết của từ

Thực trạng và ảnh hưởng

Thực trạng Ảnh hưởng
– Nhanh quên cách viết nếu không sử dụng thường xuyên + Nghe – Nói được nhưng không Viết được

+ Viết nhiều lần vẫn sai

+ Việc học viết kéo dài qua năm tháng mà không có nhiều tiến bộ

+ Con sợ viết

+ Viết là điểm yếu của phần lớn học sinh Việt Nam

– Con mất rất nhiều thời gian ghi nhớ cách viết nhưng rất nhanh quên.

– Cô giáo giao cho con về viết 10 lần từ vựng, hôm sau nhớ nhưng 2-3 hôm sau là quên luôn

– Dán vào note để từ đó xuất hiện trong tầm mắt

Nguyên nhân cốt lõi

 Cũng giống như việc học đọc, việc học viết của trẻ đang bị phụ thuộc quá nhiều vào trí nhớ ngắn hạn. Khả năng ghi nhớ của não bộ với dạng thông tin chữ kém hơn so với thông tin dạng hình ảnh, âm thanh quen thuộc. Thêm vào đó, cơ chế lọc của não bộ cũng sẽ lọc những thông tin cũ, lâu không sử dụng. 

– Mặt khác, nghiên cứu trên nhóm học sinh có khả năng ghi nhớ cách viết của từ rất nhanh. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ này có khả năng tự tìm ra quy luật của âm. VD: khi nhóm trẻ này học các từ đồng âm “cast” “fast”… các con có thể nhận diện và đọc được. Trong khi nhóm học sinh “yếu” không thể tự làm được. Do đó cần dạy các con quy tắc nhận diện âm để viết.

Xem thêm: Lầm tưởng khi đồng hành cùng con học Tiếng Anh

Jolly Phonics – hướng tiếp cận mới giúp trẻ học Tiếng Anh từ gốc

Trẻ nhận diện âm và viết xuống khi học Jolly Phonics
Trẻ nghe và nhận diện được một từ gồm những âm tiết nào

– Jolly Phonics dạy cho trẻ viết thông qua việc học về âm chứ không phải ghi nhớ thông qua thứ tự chữ cái xuất hiện trong từ. Ví dụ: Khi con nhìn từ “fork” thay vì con phải ghi nhớ thứ tự chữ là “f-o-r-k”. Con sẽ vận dụng kỹ năng nhận diện âm nhờ đó con có thể viết xuống dễ dàng.

– Phương pháp học đa giác quan giúp trẻ ghi nhớ cách đọc-viết của âm. Với cách tiếp cận thông qua những hình ảnh, âm thanh và hoạt động quen thuộc. Trẻ nghe những bài hát “diệu kỳ” và có thể hát theo được luôn. Trẻ nhập vai và mô phỏng những hành động của đời sống hàng ngày. Sau khi nắm được cách đọc-viết của âm, con học các kỹ năng ghép âm, đánh vần để đọc, nhận diện âm để viết. 

– Nguồn tài nguyên phong phú nhiều tương tác thú vị giúp khơi gợi hứng thú của trẻ

– Trẻ tự tin đọc to từ vựng dù chưa từng được dạy trước đó, con cũng có thể viết những gì mình hiểu và muốn

Tổng kết

Tóm lại, 3 vấn đề nhức nhối này đều đến từ việc phụ thuộc vào trí nhớ ngắn hạn và khả năng nghe và nhắc lại của trẻ. Hi vọng bài viết đã giúp cho các bậc phụ huynh cũng như quý thầy cô hiểu thêm về chương trình Jolly Phonics. Đây là hướng tiếp cận mới, ưu việt trong việc học tiếng anh cho trẻ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Light Up English để được giải đáp cụ thể và chi tiết!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon đăng ký