4 Yếu tố chính hạn chế tư duy tiếng Anh của trẻ

Ngày nay, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại cảm thấy chán nản hoặc không có hứng thú với việc học ngôn ngữ này. Qua bài viết dưới đây, Light Up English sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ hạn chế tư duy tiếng Anh. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả cho vấn đề này.

Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy tiếng Anh từ nhỏ

Việc phát triển tư duy tiếng Anh từ nhỏ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt ngữ pháp, từ vựng và tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt, giai đoạn từ 3-7 tuổi là thời kỳ vàng vàng để trẻ tiếp thu và phát triển ngôn ngữ. Đây là thời điểm xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học tập và giao tiếp sau này của trẻ.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Quốc tế (IILE) cho thấy trẻ học song ngữ có khả năng tư duy phản biện và sáng tạo cao hơn 45% so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ.  Bên cạnh đó, trẻ song ngữ thường thể hiện khả năng thích nghi cao hơn trong các môi trường đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Điều này mang lợi thế lớn cho các cơ hội học tập và sự nghiệp của trẻ trong tương lai.

4 yếu tố chính hạn chế tư duy tiếng anh của trẻ

Dưới đây là bốn yếu tố chính cản trở sự phát triển tư duy tiếng Anh của trẻ. Những yếu tố này có thể làm trẻ không hứng học ngôn ngữ mới.

Áp lực và nỗi sợ hãi triền miên

Không nên so sánh bởi mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau
Đặt mục tiêu cao khiến trẻ bị áp lực và sinh ra cảm giác chán nản khi học

Nỗi sợ học tập là một trong những trở ngại lớn đối với trẻ khi học tiếng Anh. Khi trẻ cảm thấy áp lực phải đạt điểm cao, tâm lý căng thẳng dễ khiến trẻ mất tự tin. Việc so sánh với bạn bè hay lo sợ bị chỉ trích bởi thầy cô hoặc ba mẹ cũng góp phần làm tăng áp lực cho trẻ. 

Đôi khi, những trải nghiệm không tốt ở trường hoặc trong gia đình còn tạo nên nỗi ám ảnh về việc học. Áp lực này không chỉ làm giảm hiệu quả tiếp thu mà còn khiến trẻ mất động lực, ngại thể hiện bản thân và hạn chế tư duy sáng tạo.

Xem thêm: 5 yếu tố hạn chế tư duy tiếng Anh của trẻ ba mẹ nên biết

Bài tập lặp đi lặp lại

Các bài tập lặp đi lặp lại có thể khiến trẻ mất hứng thú, dẫn đến việc trẻ làm bài một cách máy móc , không muốn tư duy. Khi trẻ phải thực hiện các bài tập giống nhau mà thiếu sự đổi mới, não bộ không được kích thích sáng tạo, làm trẻ cảm thấy nhàm chán và thiếu động lực học tập. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trẻ chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà không thực sự hiểu sâu vấn đề hay phát triển khả năng tư duy phản biện.

Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ nên áp dụng các phương pháp học đa dạng hơn. Ba mẹ nên áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, tập trung vào việc tạo trải nghiệm thú vị cho trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ duy trì động lực học tập mà còn khơi dậy niềm vui trong quá trình học hỏi. Chẳng hạn như cho trẻ tham gia vào trò chơi ngôn ngữ, xem video giáo dục, hoặc sử dụng tài liệu học tập sáng tạo. Thông thường, trẻ em học qua trò chơi có thể ghi nhớ từ vựng tốt hơn so với phương pháp học thông thường và khô khan. Sự đa dạng này không chỉ mang lại niềm vui mà còn kích thích tư duy, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình.

Không sử dụng đôi tay, không lao động

Khi trẻ không tham gia vào các hoạt động thực tế như viết, vẽ hay sử dụng công cụ học tập, trẻ sẽ trở nên thụ động và kém linh hoạt. Hoạt động thực hành rất quan trọng, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và kích thích tư duy qua trải nghiệm thực tế.

Trẻ thường phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn qua các hoạt động như vẽ tranh hoặc xây dựng mô hình. Vì vậy, ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động kết hợp giữa trí não và đôi tay. Điều này không chỉ giúp trẻ học một cách toàn diện hơn mà còn phát triển kỹ năng sống cần thiết.

Luôn cố gắng viết thật đẹp, viết nắn nót

Rào cản học tập về mặt động lực ở trẻ
Đôi khi sự nắn nót khiến trẻ bị rập khuôn và hạn chế tư duy sáng tạo

Khi ba mẹ yêu cầu trẻ viết thật đẹp và cẩn thận, điều này có thể cản trở sự sáng tạo và làm chậm quá trình tư duy của trẻ. Khi quá chú trọng vào hình thức chữ viết, trẻ dễ quên đi việc thể hiện ý tưởng của mình. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyến khích trẻ viết tự do, tạo cơ hội cho trẻ phát triển ý tưởng một cách tự nhiên.

Bí quyết xây dựng tư duy tiếng Anh hiệu quả

Xây dựng tư duy tiếng Anh không chỉ là học ngữ pháp và từ vựng, mà còn là khám phá, trải nghiệm và thực hành. Dưới đây là những bí quyết giúp trẻ phát triển tư duy tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả.

Khơi dậy niềm đam mê học tập

Đam mê học tập là chìa khóa giúp trẻ phát triển tư duy tiếng Anh hiệu quả. Khi trẻ yêu thích tiếng Anh, việc học trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Để khơi dậy niềm đam mê, ba mẹ có thể tạo ra môi trường học tập vui vẻ bằng cách kết hợp giữa học và chơi một cách hợp lý.

Ba mẹ có thể dùng trò chơi ngôn ngữ, đọc chuyện và bài hát vui nhộn tiếng Anh để giúp trẻ hứng thú với việc học. Những trải nghiệm này không chỉ làm tăng sự tự tin mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Xem thêm: Bí quyết đồng hành cùng con học tiếng Anh

Kích thích sự sáng tạo thông qua viết tự do

Hoạt động viết tự do tại lớp học Jolly Grammar (Jolly Phonics level 2)
Hoạt động viết tự do tại lớp học Jolly Grammar (Jolly Phonics level 2)

Kỹ thuật viết tự do giúp trẻ thoải mái bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc mà không bị gò bó bởi các quy tắc viết cứng nhắc. Trẻ được khuyến khích viết lách sẽ phát triển tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Đồng thời, ba mẹ nên tạo cho trẻ một không gian thoải mái, nơi trẻ có thể thỏa sức khám phá thế giới quan của riêng mình. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng sáng tạo mà còn mang lại sự tự tin thể hiện bản thân. 

Ba mẹ có thể tham khảo chương trình Jolly Grammar (Jolly Phonics level 2). Chương trình ưu tiên chú trọng đến việc hướng dẫn trẻ thực hành viết tự do. Thay vì lo lắng về chính tả hay cấu trúc câu, ba mẹ có thể để trẻ thoải mái thể hiện ý tưởng một cách tự nhiên. Viết tự do mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và khuyến khích tư duy độc lập ở trẻ.

Học theo chương trình Jolly Phonics

Lộ trình chi tiết học Jolly Phonics cùng con trước khi vào lớp 1
Lộ trình chi tiết học Jolly Phonics cùng con trước khi vào lớp 1

Jolly Phonics là một chương trình dạy đọc-viết Tiếng Anh hàng đầu đến từ Anh Quốc. Ra đời từ năm 1987, Jolly Phonics đã nhanh chóng được công nhận và áp dụng tại ⅔ các trường tiểu học ở Anh và hiện được ưa chuộng tại 150 quốc gia.

Jolly Phonics không chỉ dạy trẻ cách phát âm mà còn cải thiện khả năng giao tiếp phản xạ thông qua các hoạt động thực hành phong phú. Chương trình kết hợp âm thanh, hình ảnh và hành động, giúp trẻ ghi nhớ nhanh và sâu sắc hơn.

Đồng thời, chương trình này giúp trẻ xây dựng kỹ năng đọc viết tự lập từ sớm mà không cần học thuộc lòng giúp trẻ nắm vững cách đọc và viết chính xác. Jolly Phonics là một chương trình học đáng tin cậy và hiệu quả trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ mà ba mẹ không thể bỏ qua. 

Xem thêm: Phonics, Jolly Phonics – Hướng tiếp cận mới khi học Tiếng Anh

Lời kết

Phát triển tư duy cho trẻ là cả một quá trình dài đòi hỏi ba mẹ phải luôn đồng hành, kiên nhẫn và khuyến khích trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục cân bằng sẽ đạt được sự phát triển tự nhiên và thoải mái trong việc học tiếng Anh. Ba mẹ có thể tham khảo chương trình Jolly Phonics giúp trẻ xây dựng nền tảng bền vững từ sớm đồng thời nuôi dưỡng sự tự tin, chủ động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon đăng ký