Cấp tiểu học có nên chú trọng Ngữ pháp? Và chủ điểm là gì?

Ngữ pháp tiếng Anh ở cấp tiểu học là nền tảng quan trọng giúp trẻ hiểu và sử dụng tiếng Anh dễ dàng hơn. Nếu được học những kiến thức cơ bản này từ sớm, trẻ không chỉ học nhanh mà còn cảm thấy hứng thú hơn với việc học ngoại ngữ. Vậy đâu là những điểm ngữ pháp trọng tâm mà ba mẹ và giáo viên nên chú ý khi dạy trẻ? Cùng Light Up English tìm hiểu nhé!

Ngữ pháp là nền tảng trong chương trình tiếng Anh tiểu học

Chương trình dạy tiếng Anh tại Việt Nam tập trung vào từ vựng, ngữ pháp
Ngữ pháp là một phần không thể thiếu trong Tiếng Anh

Việc dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ ở cấp tiểu học là vô cùng cần thiết. Nhưng, nhiều ba mẹ lo rằng học ngữ pháp sẽ tạo áp lực, khiến con chán học. Điều này cũng dễ hiểu, vì trước đây chính ba mẹ cũng đã từng trải qua cách học nhồi nhét, nhàm chán, dẫn đến ác cảm với ngữ pháp. Thực tế, điều quan trọng không phải là có nên dạy ngữ pháp hay không, mà là cách dạy như thế nào. Nếu trẻ được học ngữ pháp đúng phương pháp, phù hợp với độ tuổi và khả năng, thì trẻ không chỉ không áp lực mà còn giúp trẻ tự tin hơn trong việc học tiếng Anh.

Ngay cả Bộ Giáo dục ở Anh cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp từ sớm. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng không phải trẻ nào cũng sử dụng ngữ pháp đúng chuẩn ngay từ nhỏ. Lý do chính là vì trẻ thường học và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày, chứ không phải thông qua việc học ngữ pháp bài bản.

Điều này giống như ở Việt Nam, chúng ta nói tiếng Việt trôi chảy từ nhỏ nhưng không phải ai cũng biết cách dùng chính tả, chấm câu hay viết đúng ngữ pháp. Khi không được dạy hoặc rèn luyện, trẻ dễ mắc lỗi. Đặc biệt là trong những tình huống đòi hỏi sự chính xác, như viết bài, làm bài kiểm tra hay giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp.

Vì vậy Bộ Giáo dục ở Anh đã nhận ra rằng nếu không dạy ngữ pháp một cách bài bản ngay từ cấp tiểu học, nhiều học sinh sẽ gặp khó khăn khi bước vào những bậc học cao hơn hoặc khi đi làm. Vậy nên, từ năm 2014, họ đã đưa ngữ pháp, chấm câu, và đánh vần vào chương trình học tiểu học chính thức để đảm bảo trẻ có một nền tảng vững chắc. 

Xem thêm: Luyện ngữ âm quan trọng hơn ngữ pháp tiếng Anh?

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm dành cho trẻ tiểu học

Phân biệt các từ loại trong tiếng Anh

Các từ loại trong tiếng Anh trẻ cần nhớ
Các từ loại trong tiếng Anh trẻ cần nhớ

Khi học tiếng Anh trẻ cần phân biệt được 5 từ loại chính là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ và giới từ. Mỗi từ loại sẽ được đặt ở những vị trí khác nhau và có chức năng khác nhau trong câu. Khi trẻ nắm chắc được các từ loại, trẻ sẽ có thể giao tiếp và tạo được các câu  đơn giản bằng tiếng Anh.

Loại từ Đặc điểm Ví dụ
Danh từ Dùng để chỉ sự vật/sự việc cụ thể. Danh từ thường làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu. Fish, apple, doctor, computer, book, ruler, table…
Động từ Diễn tả một hành động hoặc trạng thái. Vị trí trong câu: Sau chủ ngữ hoặc sau trạng từ chỉ mức độ. Run, fly, swim, eat, go, sleep, sit, stand, play…
Tính từ Miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của người, sự vật, sự việc. Tính từ thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa. Beautiful, fast, slow, thin, fat, tall, delicious,…
Trạng từ Bổ sung ý nghĩa/sắc thái cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác. Quickly, completely, lately, slowly, well,…
Giới từ Dùng để chỉ về vị trí, thời gian, hoặc cách thức giữa các từ trong câu. Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ. In, on, under, behind, between, at, by, with,…

Các thì quan trọng trong tiếng Anh tiểu học

12 thì trong Tiếng Anh
12 thì trong Tiếng Anh

Bốn thì cơ bản trong bảng dưới đây là nền tảng giúp trẻ học ngữ pháp dễ dàng ngay từ những bước đầu. Ba mẹ có thể xem qua để đồng hành cùng trẻ hiệu quả hơn.

Thì Đặc điểm Cấu trúc
Hiện tại đơn

(Present Simple)

  • Diễn tả các sự thật hiển nhiên, các hành động lặp đi lặp lại.
  • Dấu hiệu nhận biết: Frequently, often, generally, every, always, usually…
  • S + V (s/es)
  • S + do/does/To be + not + V
  • Do/Does/To be + (not) + S + V?
Hiện tại tiếp diễn

(Present Continuous)

  • Sự việc đang xảy ra và chưa chấm dứt ngay lúc nói. Diễn tả hành động sắp xảy ra trong tương lai gần.
  • Dấu hiệu nhận biết: Now, at present, right now, at the moment.
  • S + To be + V_ing
  • S + To be + not + V_ing
  • To be + (not) + S + V_ing?
Quá khứ đơn

(Simple Past)

  • Sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ.
  • Dấu hiệu nhận biết: Yesterday, ago, in + năm đã qua, last day/ week/ month/ year…
  • S + V_2/ed
  • S + did/were/was + not + V
  • Did/were/was + (not) + S + V?
Tương lai đơn

(Simple Future Tense)

  • Diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai, hay một dự định, ý định.
  • Dấu hiệu nhận biết: tomorrow, next day/ week/ month/ year….
  • S + will + V
  • S + won’t + V
  • Will/won’t + S + V?

Trong đó:

  • S (Subject): Chủ ngữ là người/con vật/sự vật/sự việc chính trong câu nói
  • V (Verb): Động từ
  • O (Object): Tân ngữ là người/con vật/sự vật/sự việc chịu sự tác động
  • To be (Am/is/are): Động từ nguyên mẫu

Số ít – Số nhiều: Cấu trúc There is/ There are

Cấu trúc there isthere are là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh dành cho trẻ tiểu học, thường được dùng để nói về sự tồn tại của một hoặc nhiều sự vật, sự việc. 

  • There is + danh từ số ít: Dùng khi nói về một vật/sự việc.
    • Ví dụ: There is a cat on the chair. (Có một con mèo trên ghế.)
  • There are + danh từ số nhiều: Dùng khi nói về nhiều vật/sự việc.
    • Ví dụ: There are three apples on the table. (Có ba quả táo trên bàn.)

Cấu trúc To V/ V-ing

Trong ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ tiểu học, cấu trúc To V và V-ing là hai dạng đặc biệt của động từ, giúp câu nói trở nên đa dạng và rõ ràng hơn. Cấu trúc này xuất hiện rất phổ biến trong cả giao tiếp hàng ngày và văn viết.

Động từ khiếm khuyết

Trong chương trình ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, trẻ sẽ được làm quen với động từ khiếm khuyết (modal verbs) cơ bản nhất là “can”“can’t”. Đây là cấu trúc đơn giản nhưng rất hữu ích để diễn đạt khả năng hoặc sự cho phép.

Cấu trúc động từ khiếm khuyết:

  • Câu khẳng định: S + can + V
    • Ví dụ: I can swim. (Tôi có thể bơi.)
  • Câu phủ định: S + can’t + V
    • Ví dụ: She can’t ride a bike. (Cô ấy không thể đi xe đạp.)
  • Câu nghi vấn: Can + S + V?
    • Ví dụ: Can he play football? (Cậu ấy có thể chơi bóng đá không?)

Công thức so sánh hơn trong tiếng Anh tiểu học

So sánh hơn được dùng để so sánh giữa hai đối tượng trong cùng một ngữ cảnh. Dựa vào độ dài của tính từ, so sánh hơn được chia thành hai dạng:

Với tính từ ngắn (1 âm tiết):

Cấu trúc: S1 + V + ADJ/ADV + -er + than + S2

  • Ví dụ: Nam is taller than Minh. (Nam cao hơn Minh.)

Với tính từ dài (2 âm tiết trở lên):

Cấu trúc: S1 + V + more + ADJ/ADV + than + S2

  • Ví dụ: Minh is more beautiful than Hue. (Minh đẹp hơn Huệ.)

Xem thêm: 3 Cách khắc phục khó khăn trẻ thường gặp khi học tiếng Anh

Jolly Phonics – Chương trình học Tiếng Anh xây nền từ gốc

Jolly Phonics là chương trình dạy đọc-viết tiếng Anh từ gốc được bộ giáo dục Anh khuyến khích đưa vào giảng dạy. Chương trình này cũng được áp dụng tại 70% các trường tiểu học tại Anh. Jolly Phonics hướng dẫn trẻ làm quen với 42 âm cơ bản, sau đó hướng dẫn trẻ ghép âm, đánh vần để đọc và nhận diện âm để viết chính xác. Không chỉ tập trung vào đọc và viết, Jolly Phonics còn phát triển kỹ năng nghe – nói thông qua những bài hát vui nhộn, trò chơi tương tác, và những câu chuyện hấp dẫn. Những hoạt động này giúp trẻ học tiếng Anh một cách hứng thú, tăng phản xạ giao tiếp tự nhiên.

Jolly Grammar (Level 2) là bước tiếp nối Jolly Phonics, tập trung phát triển khả năng sử dụng ngữ pháp và viết tự do của trẻ. Chương trình trang bị kiến thức toàn diện về:

  • Các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, giới từ…
  • Cấu trúc câu: câu đơn, câu hỏi, câu mệnh lệnh…
  • Thì: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn…
  • Số ít, số nhiều: Cách chia động từ và danh từ ở số ít và số nhiều.
  • Các thành phần câu: Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ…
  • Chính tả và dấu câu: Cách viết hoa, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than…

Điểm khác biệt của Jolly Grammar nằm ở cách tiếp cận thú vị và sáng tạo. Thay vì chỉ học lý thuyết khô khan, trẻ sẽ được thực hành qua các hoạt động vận động, trò chơi ngôn ngữ và các hoạt động sáng tạo như kể chuyện hoặc làm thủ công. 

Với phương pháp học thông qua trải nghiệm thực tế, Jolly Grammar giúp trẻ khám phá ngôn ngữ theo cách riêng, tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và diễn đạt ý tưởng. Đây chính là nền tảng vững chắc để trẻ tiến xa hơn trong hành trình làm chủ ngôn ngữ.

Xem thêm: Học Jolly Phonics giúp trẻ có thể đọc đúng mọi từ vựng Tiếng Anh?

Lời kết

Việc học ngữ pháp tiếng Anh từ bậc tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ, giúp trẻ đọc hiểu nhanh hơn và chính xác hơn. Đồng thời, kỹ năng viết cũng được phát triển bài bản, có hệ thống. Đặc biệt, việc nắm vững ngữ pháp không chỉ hỗ trợ phát triển ngôn ngữ mà còn góp phần rèn luyện tư duy và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Ba mẹ nên cho trẻ học Tiếng Anh từ gốc với chương trình Jolly Phonics. Sau đó tiếp tục với Jolly Grammar – hướng tiếp cận giảng dạy ngữ pháp tiên tiến. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon đăng ký